17 thg 1, 2013

CÁC LOẠI ACID DÙNG TRONG NHUỘM, IN VẢI

CÁC LOẠI ACID DÙNG TRONG NHUỘM, IN VẢI


H2SO4 ( M = 98,082 )
Acid Sulfuric
1)Tính chất:
          1.1-Acid sulfuric tinh chất là chất lỏng như dầu, không màu, trong suốt, hàm lượng đậm đặc khoãng 97,7% ứng với 660 Be’. Acid không tinh khiết có chứa sắt, chì sulfit, lưu huỳnh dioxid các tạp chất không bay hơi nên có màu nâu
          1.2-hòa tan trong nước với mọi tỉ lệ và tỏa nhiệt.
          1.3-Hấp thụ mãnh liệt hơi ẩm nên là chất làm khô tốt.
          1.4-Sắt không chịu được tác dụng của H2SO 4 loãng nhưng đối với H2SO 4 đậm đặc lại chịu được tác dụng ăn mòn của nó.Đối với H2SO 4 đậm đặc trên 93% thì ngay ở nhiệt độtrên 100oC sắt vẫn chịu đựng được, vì thế có thể dùng thùng sắt dể vận chuyển H2SO 4 đậm đặc.
2)Công dụng trong Nhuộm,In;
          2.1-Pha chế dung dịch rửa trong phòng thí nghiệm: pha chế dung dịch hỗn hợp  acid cromic để rửa các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm khi dính các vết bẩn có màu khó rửa băng cách thông thường.phản ứng như sau:
          Na 2Cr2O 7 + H2SO 4  -> Na 2SO 4 + 2HNO 3
          2H2Cr2O 4 + 3H2SO 4 -> Cr2(SO 4)3 + 5H2O  + 3O
Oxy nguyên tử là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa những chất bẩn có màu dính trên các dụng cụ thí nghiệm nên làm chúng hòa tan vào nước.
          2.2-Dùng trong nhuộm len với thuốc nhuộm acid
          2.3-Dùng để than hóa tạp chất thực vật trong sợi Len.
          2-4-Dùng làm chất hiện màu thuốc nhuộm Indigosol
          2-5-Dùng làm chất hiện màu thuốc nhuộm hoàn nguyên.



HCL ( M = 36,465 )
Acid Clorhydric
1)Tính chất:
          1.1- Acid HCL trên thị trường có trọng lượng riêng 1,19 tương ứng với nổng độ 37%HCL
          1.2-Acid HCL thực chất là dung dịch nước của khí hydro clorur HCl.HCL là một khí không màu có mùi xốc, có ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của con người nếu đạt ngưỡng 0,004% HCL trong không khí.Ngoài không khí ẩm HCL bốc thành sương mù do tạo thành những hạt nhỏ acid clorhydric.
2)Công dụng trong Nhuộm, In:
          2.1-Hổn hợp natri nitric làm chất diazo hóa thuốc nhuộm naphtol
          2.2-Dùng để tẩy các loại hồ hoàn tất.
          2.3-Dùng làm chất giặt sau khi in bông phòng nhuôm phẩm variamim

HNO3
Acid Nitric ( M= 63,016 )
1)Tính chất:
          -HNO 3 tinh khiết là chất lõng không màu, gặp không khí thì bốc khói có mùi thối. Là chất oxid hóa mạnh, ví dụ tác dụng với Sắt sẽ tạo một màng oxit trên bề mặt của nó vì vậy kim loại mất khả năng hòa tan trong các acid ( bị thụ động hóa ) Nó gây trên da những vân màu vàng và những vết thương khó chữa.
2)Công dụng trong Nhuộm, In:
          -Dùng để ăn mòn lô in bông: Chất ăn mòn có hai loại HNO 3 và Ferric Clorur, có khi người ta dùng cả hai thứ, thường dùng HNO 3 để mở miệng vân in, sau đó dùng Ferric Clorur để khắc sâu.
          -Dùng để nấu máy nhuộm sau một thời gian sử dụng máy để tẩy trắng vải bằng Chlorite.
          -Dùng để tạo màng bảo vệ oxid hóa các máy móc khi cần đóng máy thời gian dài

CrO3 ( M = 152,02 )
Chromic Oxide
HCrO3 [Cr(OH)3-H2O] (acid chromic)
1)Tính chất:
          1.1-Chất bột màu lục thẩm,trọng lượng riêng 5,21, không tan trong các acid và các chất kiềm. Có từ tính.
          1.2-Acid Chromic có tính độc, lượng chết ngưới là 0,625g, dể hút nước trong không khí và phân giải.
          1.3-Acid cromic hòa tan trong nước tạo thành acid bichromic, acid này ở nhiệt độ thường bị phân giải phóng thích oxy, nên là chất oxy hóa mạnh, có thể phá hủy các tổ chức động, thực vật.
          2.3-Bản thân anhydric chromic không có tính bắt cháy, nhưng khi tiếp xúc với chất hữu cơ như đường, celluloze, v.v..có thể bắt cháy hoặc nổ.
2)Công dụng trong Nhuộm, In:
          -Dùng làm chất mạ crom lô in bông.

K2CrO7 (M=294,22)
Potassium bichromate

1)Tính chất:
          1.1-Là những tinh thể hình kim hoặc hình phiến, thuộc hệ tam tà, không ngận nước, màu đỏ cam, trọng lượng riêng 2,70. Tan trong nước, không tan trong rượu.
2) Công dụng trong Nhuộm, In:
          2.1-Làm chất nhuộm môi giới cho nhuộm Len bằng thuốc nhuộm môi giới có tính acid.
          2.2-Dùng tạo màng keo cho khuôn lưới in.

HCOOH
Acid Formic

1)Tính chất:
          1.1-Thể lõng không màu, có mùi cay, khó ngửi, tính ăn mòn rất mạnh, khi tiếp xúc da bị phồng rộp, kích thích mạnh niêm mạc mắt, mũi họng
          1.2-Acid formic dùng trong công nghiệp nồng độkhông giống nhau, loại thường dùng có nồng độ 85% tương đương 23,5oBe’, loại loãng có hàm lượng 50% ( =15,4 oBe’), loại đậm đặc có thể đạt 100% (=26oBe’)
          1.3-Acid formic có thể bốc cháy, hơi của nó hỗn hợp với không khí có thể gây nổ.Bình chứa cần đậy kín, cách li với các chất kiềm, chất oxid hóa, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp.
          1.4-Tính ăn da mạnh nên tiếp xúc cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
2) Công dụng trong Nhuộm, In:
          2.1-Dùng làm chất tạo môi trường acid trong nhuộm phẩm acid.
          2.2-Dùng làm chất khử HNO2 khi dùng thuốc nhuộm Indigosol.
CH3COOH (M=60,054)
Acid acetic
1)Tính chất:
Thể lỏng không màu,trọng lượng riêng 1,0497 ( ở 20oC ), acia acetic 99,5% ở 16oC  đóng băng nên còn gọi là acid băng, là tinh thể không màu có tính hút ẩm.Nhiệt độ nóng chảy 16,635oC.Nhiệt độ sôi 118oC.Acid acetic là axít yếu tan trong nước , rượu và ete theo bất kỳ tỉ lệ nào.
2) Công dụng trong Nhuộm, In:
          -Được dùng làm dung môi và chất làm chậm quá trình nhuộm của các thuốc nhuộm gốc muối giúp tăng cường độ đều màu.Khi dùng thuốc nhuộm gốc muối để in hoa người ta cho acid acetic vào hồ màu để tăng khả năng hòa tan của thuốc nhuộm.
          -Dùng pha chế dung dịch hiện màu của thuốc nhuộm naphtol: Nhuộm và in hoa bằng thuốc nhuộm naphtol , gốc hiện màu sau khi diazo hóa , đôi khi người ta dùng natri acetat và acid acetic làm chất đệm pH.Thuốc nhuộm naphtol nếu dùng acid acetic bao giờ màu sắc cũng tươi hơn so với khi không dùng.
          -Làm chất trung hòa dung dịch kiềm
          -Khử naphtol AS dư: khi dùng phẩm naphtol in hoa trực tiếp, dùng acid acetic loãng xử lí có thể khử naphtol dư trên vãi vì muối natri của naphtol AS gặp acid sẽ chuyển thành naphtol AS không hòa tan nên dể dàng giặt sạch.
          -Dùng làm chất trợ giúp ăn màu cho thuốc nhuộm acid
          -Làm chất hiện màu cho thuốc nhuộm azo không hòa tan.
          -Cùng với phèn đỏ ( bicromat ) dùng làm chất oxit hóa, xử lí sau khi in, nhuộm thuốc nhuộm hoàn nguyên và thuốc nhuộm lưu huỳnh: thuốc nhuộm hoàn nguyên và lưu huỳnh sau khi nhuộm để oxy hóa ngoài không khí thì cần thời gian rất dài, để tiết kiệm thời gian người ta dùng dd acid acetic và bicromat để oxit hóa thuốc nhuộm.Ngoài ra dùng cách này có thể ngăn cãn vãi coton đen nhuộm bằng phẩm lưu huỳnh không bị mục trong quá trình lưu kho.Nguyên nhân làm mục vãi coton  khi nhuộm bằng phẩm  lưu huỳnh là do lưu huỳnh liên kết không chắc trong phân tử thuốc nhuộm sẽ bị oxit hóa trong không khí thành H2SO4 làm mụv vãi.Vì vậy khi dùng dd acid acetic và bicromat để oxit hóa lưu huỳnh ở trạng thái ướt, acid sulphuric tạo ra sẽ được giặt sạch dễ dàng.
          -Hổn hợp với CuSO4 làm chất cầm màu cho phẩm trực tiếp.   

ACID OXALIC
H2C2O4,H2O

1)Tính Chất:
          -Có tính độc( 5g có thể làm chết người ).phương pháp cứu chữa: Không được dùng kiềm và nước, thuốc giãi độc tốt nhất là thuốc có thành phần calci hay magne vì nó sẽ tác dụng với acid oxalic thành muối oxalat không tan.Hòa tan trong nước hay rượu, ở 100oC mất nước kết tinh trở thànhacid oxalic khan, ở 165oC thăng hoa một phần, một phần phân giãi thànhacid formic và carbon dioxid.Dể bị oxid hóa.
2)Công dụng trong nhuộm ,in:
          -Dùng khử vết rỉ sét trên vãi bông rất tốt vì Fe+++ có thể kết hợp với acid oxalic tạo thành phức chất [Fe(C2O4)3]3- ion phức âm dễ hòa tan vào nước.Acid oxalic dễ làm tổn thương sợi thực vật nên xơ bông khi xử lí bằng acid oxalic cần được giặt sạch khỏi vãi, nếu không khi sấy khô xơ sợi bị phá hủy rất nhanh.
          -Khử khí acid nitơ : H2C2O4 + 2HNO2 à 2H2O + 2CO2↑ + N2↑

ACID TACTARIC
COOH-CHOH-CHOH-COOH

1)Tính chất:
          -Thể trong suốt không màu, có vị chua, ăn được.Tỉ trọng 1,7568. Điểm nóng chảy 170oC, dể hòa tan vào nước, có thể hòa tan trong rượu.Tính hoàn nguyên rất mạnh.
2)Công dụng trong nhuộm, in:
          -Dùng trong in hoa phẩm variamin bằng phương pháp reserve.
          -Dùng làm dung môi trong in hoa trực tiếp bằng thuốc nhuộm gốc muối để ngăn thuốc nhuộm kết tủa.

Tuấn Tú


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét